a) Bối cảnh lịch sử
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước tư bản phương Tây đua nhau đi tìm kiếm thuộc địa
- Thị trường Trung Quốc trở thành đối tượng nhòm ngó của nhiều đế quốc, đầu tiên là Anh
b) Quá trình xâm lược Trung Quốc



- Thực dân Anh đòi Trung Quốc mở cửa tự do buôn bán thuốc phiện.
- Chính quyền Mãn Thanh đã tịch thu và đốt các tàu buôn Anh. Cuộc Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ ( 6/1840 - 8/1842). Mãn Thanh phải ký Điều ước Nam Kinh, Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
- Sau Chiến tranh thuốc phiện các nước đế quốc đua nhau xâu xé Trung Quốc
Đức Chiếm tỉnh Sơn Đông
Anh Châu thổ sông Trường Giang
Pháp Vân Nam, Quảng Đông, Q. Tây
Nga - Nhật Vùng Đông Bắc
   2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
a) Phong trào Thái Bình Thiên quốc (1851-1864)
   - Từ giữa XIX, sự xâm lược của đế quốc và sự nhu nhược của Mãn Thanh đã làm cho phong trào chống đế quốc và phong kiến phát triển. Mở đầu là phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo.
  - Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài 14 năm, thiết lập được chính quyền Thiên Kinh, thi hành nhiều chính sách tiến bộ
+ Ngày 19/ 7/1864, các nước đế quốc đã liên kết với Mãn Thanh tấn công Thiên Kinh, khởi nghĩa thất bại.
b) Cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất 1898
+ Hoàn cảnh: Đất nước Trung Quốc bị xâu xé, một số sỹ phu muốn cứu vãn tình thế
+ Đại diện: Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu và sự ủng hộ của vua Quang Tự.
+ Kết quả: 21/9/1898, Từ Hi Thái Hậu làm chính biến bắt giam Quang Tự, xử tử những người lãnh đạo cải cách, LKS và KHV phải chạy sang Nhật.
c) Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn
+ Diễn biến:
- 1900, Nghĩa Hoà đoàn tấn công các sứ quán đế quốc ở Bắc Kinh
- Liên quân 8 nước đế quốc cấu kết với Mãn Thanh  tấn công Bắc Kinh. Nghĩa Hoà đoàn thất bại.
- Năm 1901, Mãn Thanh ký Điều ước Tân Sửu
+ Ý nghĩa: Ý chí đấu tranh bất khuất của nông dân Trung Quốc chống giặc ngoại xâm.
 3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi 1911
a) Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh hội
* Tôn Trung Sơn
- Tôn Trung Sơn (1866 - 1925) là lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng DCTS ở Trung Quốc
- Ông chủ trương lật đổ Mãn Thanh, xây dựng xã hội mới
* Trung Quốc Đồng Minh hội
- Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc
- Cương lĩnh chính trị: Chủ nghĩa "Tam dân", lật đổ Mãn Thanh thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng ruộng đất cho dân cày.
b) Cách mạng Tân Hợi (1911)
+ Nguyên nhân
- Sâu xa: Mâu thuẫn dân tộc
- Trực tiếp: Ngày 9/5/1911, Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hoá đường sắt", gây mâu thuẫn giữa nhân dân, giai cấp tư sản với triều đình sâu sắc.
+ Diễn biến:
- Ngày 10/10/1911, Đồng Minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương, thắng lợi nhanh chóng lan rộng khắp miền Trung và Nam  Trung Quốc
- Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm  Đại Tổng thống, ban hành quyền tự do, dân chủ cho mợi công dân
+ Kết quả:
- Phổ Nghi buộc phải thoái vị
- Các thế lực phong kiến quân phiệt ra sức chống phá.
- 3/1912 Viên Thế Khải lên làm Đại tổng thống. Cách mạng chấm dứt
+ Ý nghĩa lịch sử:
-Chấm dứt chế độ PK tồn tại hàng ngàn năm
- Mở đường cho CNTB ở Trung Quốc phát triển
- Có ảnh hưởng lớn đến PTGPDT ở châu Á
+ Hạn chế:
- Chưa triệt để
- Không chạm đến đế quốc
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho ND    

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Subscribe to: Posts (Atom)
 
Điểm thi - Điểm chuẩn tuyển sinh ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by Inluon.net
Top